TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THẠNH
THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH PHÚ VINH
Đình làng là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Vì vậy, việc gìn giữ giá trị văn hóa đình làng cũng chính là để kế thừa, phát huy dòng chảy văn hóa dân tộc.
Không chỉ ở đình Phú Vinh, mà ở trong cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung, những ngôi đình làng luôn là niềm tự hào của người dân. Con cháu trong làng, nhiều người đi làm ăn xa, nhưng cứ đến ngày hội làng, ngày giỗ thành hoàng làng, họ lại cố gắng thu xếp trở về tham gia lễ hội, thăm hỏi người thân… Đình làng là nơi hội tụ, trình diễn nhiều nét văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghi lễ, phong tục, tập quán, lề thói, nghệ thuật dân gian kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian… và là nơi gắn kết của cộng đồng làng xã Việt Nam.
Có thể nói, đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, là sợi dây gắn bó cộng đồng, biểu tượng quyền lực làng xã xưa, mà còn là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa làng xã Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt, “cây đa - bến nước - sân đình” là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là biểu tượng của quê hương, đất nước. Người xứ Đoài còn ví “con một như cột đình Chàng”, như vậy có thể thấy vai trò và giá trị biểu tượng của những ngôi đình làng trong đời sống tinh thần của dân làng nơi đây.
Một số hình ảnh