TỔ CHỨC HỘI THI XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương; đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động cho trẻ trong Nhà trường. Hội thi “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã được triển khai thu hút sự tham gia 12/12 nhóm lớp và 24/24 giáo viên của Trường mầm non Vĩnh Thạnh.
Nhà trường đã đánh giá và tổng kết Hội thi, qua đó đã cho chúng ta thấy sự cố gắng, nỗ lực của các cô giáo. Giáo viên các lớp đã xây dựng được môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ. Kết quả 12/12 lớp đạt tốt. Môi trường mà giáo viên đã xây dựng cụ thể như sau:
- Giáo viên đã trang trí và xây dựng các góc chơi đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, thân thiện phù hợp với lứa tuổi; Đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ chơi và hoạt động sáng tạo. Tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
+ Góc bé vui đọc sách: Giáo viên đã trang bị nhiều loại sách truyện, rối, mô hình, sân khấu và các nhuyên vật liệu mở nhằm giúp trẻ rẻ có môi trường làm quen với việc đọc sách, kể chuyện theo tranh, kể chuyện qua mô hình rối và kể chuyện sáng tạo…, Tại góc chơi này trẻ còn được cùng cô và các bạn làm album, làm rối, vẽ tranh theo nội dung câu chuyện; trẻ được diễn kịch trên “Sân khấu tuổi thơ”.
+ Góc cảm xúc: Giáo viên đã tận dụng những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường để tạo ra nhiều sản phẩm mang nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau, qua đây trẻ nhận biết được các cảm xúc, hiểu được ngôn ngữ hình thể từ đó trẻ vận dụng phù hợp theo từng hoàn cảnh.
+ Góc trải nghiệm khám phá: Đối với trẻ mầm non, môi trường bên ngoài lớp học tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, trẻ thí nghiệm vật chìm, nổi, đóng khuôn, đong nước, pha màu, sờ mó các chất liệu khác nhau... trẻ thỏa mãn trí tò mò ham hiểu biết của bản thân.
+ Góc làng nghề: Giáo viên tạo môi trường giúp trẻ có cơ hội tái hiện lại những sản phẩm truyền thống của địa phương, hoạt động đan tết, làm đồ dùng lưu niệm…trẻ yêu quý và giữ gìn sản phẩm làm ra, tự hào về nơi mình sinh ra, góp phần yêu quê hương đất nước.
+ Góc Bé sáng tạo: Với sự trang trí, sắp xếp, chuẩn vị đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu các cô đã tạo cho trẻ một góc chơi vô cùng thú vị, tại đây trẻ có thể tự do sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật mà trẻ thích.
Có được những kết quả trên là nhờ sự tâm huyết với nghề, tình yêu thương của các cô giáo đối với trẻ, là sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm của các nhóm, lớp với các bậc phụ huynh. Các hoạt động của nhà trường đã thu hút được sự tham gia của phụ huynh, phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần, cùng tham gia vào các hoạt động của trẻ trên lớp, qua đó phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với trẻ và đã dành nhiều thời gian, công sức để hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động./.
Một số hình ảnh