Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em
Phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt trong quá trình học tập từ những bước sơ đẳng nhất cho đến nâng cao phát triển đạo đức.
Sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo tiền đề để trẻ bước vào cấp học tiểu học nhằm lĩnh hội kiến thức và nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên cũng như học sinh sau này được tốt hơn.
Đối với trẻ mầm non có độ tuổi từ 3-6 tuổi việc phát triển ngôn ngữ bắt đầu với việc nói, giúp trẻ phát triển về trí tuệ. Một số nghiên cứu đưa ra cho rằng đọc sách cho trẻ nghe được xem là cầu nối giúp trẻ có thể nghe, nhìn, chơi đểhoàn thiện tư duy và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ ngày càng tốt hơn. Vậy làm sao để trẻ nói chuẩn về ý nghĩa của câu từ. Đó chính là sự phối hợp giữa giáo viên, phụ huynh và qua những hoạt động hàng ngày mà trẻ tích lũy được.
Quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo 3 hình thức: Ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ mạch lạc.
+ Ngôn ngữ tiếp nhận: Sẽ bắt đầu với trẻ từ 3-4 tuổi, ở độ tuổi nên cho trẻ nhận biết những thứ quen thuộc như các bộ phận trên cơ thể nhu tay, chân, đầu, cổ ..., nhận biết giới tính “Con trai”, “Con gái”, nhận biết các từ tương phản như “ Trắng”, “Đen”, chọn vật theo nhóm và nhận biết thành phần giống và khác nhau của nhóm
+ Ngôn ngữ diễn đạt: Cũng sẽ bắt đầu với trẻ từ 3- 4 tuổi nhưng mức độ sử dụng ở 3 câu từ như: “Con tên gì”?, hát những bài hát đơn giản, lặp lại câu 6 từ, sử dụng mạo từ và đại từ thứ ba hay trả lời những câu hỏi về con vật và đồ vật.
+ Ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn bằng cách sử dụng lời nói dễ hiểu nhất và có trình tự trong giao tiếp. Sự mạch lạc đó diễn ra trôi chảy nhất ở cuối cấp bậc mẫu giáo.
Ngô Minh Thùy